Latest Posts

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

Viêm phế quản uống kháng sinh gì?

Triệu chứng bệnh viêm phế quản và cách phòng ngừa

Nên đọc: bệnh phổi tắc nghẽn
Triệu chứng bệnh viêm phế quản và cách phòng ngừa là mối quan tâm của rất nhiều người để điều trị kịp thời tránh biến chứng cũng như phòng tránh nguy cơ mắc phải căn bệnh đường hô hấp dưới này. Cùng tìm hiểu một số thông tin về bệnh, cách nhận biết cũng như biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất trong bài viết sau.

Viêm phế quản là căn bệnh viêm nhiễm đường hô hấp dưới xuất phát từ viêm nhiễm đường hô hấp trên như cảm lạnh, viêm họng, cúm, ho gà, viêm xoang,…Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, người thường xuyên hút và hít phải khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm là các đối tượng có nguy cơ mắc viêm phế quản cao nhất.

Triệu chứng bệnh viêm phế quản
Như đã nói ở trên, trẻ nhỏ và người trưởng thành có thói quen hút nhiều thuốc lá hay sống trong môi trường ô nhiễm thường mắc phải căn bệnh này nhất. Bệnh chia thành: viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính. Thông thường, khi mắc viêm phế quản thường có những triệu chứng sau:

Ho thường là ho có đờm: màu trắng trong, hoặc xám, xanh, vàng,…

Sốt và cảm giác ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi kèm theo hiện tượng tức ngực.
Người bệnh khó thở, thở khò khè.
Đối với viêm phế quản mãn tính thường gặp ở đối tượng người hút thuốc lá nhiều, các cơn viêm phế quản cấp tái đi tái lại nhiều lần trong năm. Thông thường, nếu triệu chứng ho kéo dài mỗi ngày ít nhất 3 tháng trong 1 năm và trong 2 năm liên tiếp thì lúc này đã chuyển qua giai đoạn mãn tính khó chữa, có thể dẫn đến ung thư phổi.
Đặc biệt đối với trẻ em, trẻ sơ sinh, khi chưa thể diễn đạt bằng lời thì cha mẹ cần hết sức lưu ý các dấu hiệu chẩn đoán viêm phế quản là: triệu chứng ho và sốt kéo dài trong vòng từ 2 -3 tuần, trẻ ban đêm khó thở, thở khò khè có thể nghe tiếng thở ran rít, bỏ bú, nôn trớ,… Nếu thấy trẻ có dấu hiệu sùi bọt mép, thở khó, sắc mặt tím tái,…cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất vì lúc này có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

Cách đối phó với bệnh viêm phế quản
Viêm phế quản thường do virus gây ra, việc dùng kháng sinh hầu như không đem lại hiệu quả. Chỉ cần điều trị tích cực bằng chế độ chăm sóc thì sau vài ngày bệnh thường sẽ tự khỏi. Bạn cần:

Điều quan trọng đầu tiên khi bị viêm phế quản đó là uống nhiều nước để làm loãng dịch nhày nhắm tống đờm ra dễ dàng hơn. Nên uống trên 2 lít nước mỗi ngày.
Giữ ấm cơ thể, đặc biệt cổ họng, tay chân nếu là vào mùa đông. giữ nhiệt độ phòng ở mức ổn định trung bình khoảng 24-26 độ C.
Hạ sốt nhanh bằng cách mặc áo quần thông thoáng, chất liệu thấm hút mồ hôi. Có thể sử dụng acetaminophen hay ibuprofen đúng liều dùng nếu bị sốt cao.
Tránh xa khói thuốc, những người có thói quen dùng chúng phải từ bỏ ngay nếu muốn việc điều trị mang lại  kết quả.
Thực phẩm tốt cho người bệnh là thức ăn lỏng, mềm, dễ nuốt: có thể dùng cháo hành, cháo hạnh nhân sẽ rất tốt cho việc hỗ trợ điều trị.
Cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản hiệu quả nhất
Giữ gìn, bảo vệ đường thở cẩn thận đặc biệt nơi ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất. Giữ ấm cơ thể trong những ngày thời tiết chuyển lạnh đột ngột.
Hạn chế tối đa việc hút thuốc và sử dụng các chất kích thích khác, tránh các tác nhân gây dị ứng khác như: lông chó mèo, phấn hoa,…
Cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản hiệu quả nhất
Điều trị kịp thời và triệt để các căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, bởi chúng là tác nhân gây bệnh chủ yếu.
Tăng cường tập luyện thể dục thể thao đều đặn để nâng cao sức đề kháng, chống đỡ với bệnh tật.



Thôn tin về: viem phe quan co that

Thứ Tư, 7 tháng 2, 2018

Chữa ho hiệu quả không ngờ từ loại quả tưởng chỉ để “ăn chơi”

Chữa ho hiệu quả không ngờ từ loại quả tưởng chỉ để "ăn chơi"

Quất hồng bì là loại quả rẻ tiền, thường chỉ dùng để "ăn chơi" nhưng lại có tác dụng chữa ho cực kỳ hiệu quả mà bạn có thể tích trữ trong nhà một thời gian dài…
 
Trước đến nay người ta vẫn thường nghĩ quất hồng bì chỉ là món quà "ăn chơi" cho trẻ nhỏ mà ít biết đến tác dụng chữa bệnh của nó.

Mô tả cây



Chia sẻ cho bạn bài thuốc: bệnh hen

Quất hồng bì hay còn có các tên gọi khác là giổi, hoàng bì, quất bì,...Nó có tên khoa học là Clausena lansium, thuộc loài cây mộc có quả.

Quất hồng bì là cây bản địa thuộc vùng Đông Nam Á và Hoa Nam. Cây cao từ 3 - 8m, lá nhẵn, xanh thẫm, chiều dài lá khoảng 30 - 35cm.

Hoa quất hồng bì màu trắng có tầm 4 - 5 cánh mọc thành chùm ở đầu cành, hoa thưởng nở vào tháng 3.

Quả quất hồng bì khi non có màu xanh đến vàng, khi chín màu vàng đậm đến vàng tối gần như màu nâu, vỏ mỏng, có lông tơ. Quả ăn được dài từ 2 - 3cm, ít thịt, khi ương vị chua, chín đậm vừa chua vừa ngọt. Bên trong có từ 3 - 5 hột.

Quả chín có thể dùng làm mứt hay chưng cất rượu để làm thuốc.

Trong Y học cổ truyền quất hồng bì được dùng từ rễ đến hạt để làm thuốc.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nga

Theo y học cổ truyền, lá hồng bì có vị đắng và cay, tính bình; có tác dụng hạ nhiệt, làm long đờm; thường dùng trị cảm mạo, nhiễm lạnh, hạ sốt.

Nhân dân còn dùng lá nấu nước gội đầu cho sạch gàu, trơn tóc và nấu nước xông chữa thấp khớp.

Rễ và hạt có vị đắng và cay tính hơi ấm; có tác dụng giảm đau, lợi tiêu hóa, tiêu phù;

Thường dùng trị đau dạ dày, đau thượng vị, đau bụng kinh, tiêu hóa kém;

Quả có vị ngọt và chua, tính hơi ấm; có tác dụng chữa ho, long đờm kích thích tiêu hoá, chữa nôn mửa,…

Theo Sức khỏe đời sống

Tác dụng chữa ho của quất hồng bì

Trong điều trị ho người ta thường dùng quả quất hồng bì. Bởi vỏ quất hồng bì giàu vitamin và chất xơ, hạt có vị đắng và cay tính hơi ấm.

Cả quả hồng bì có tác dụng chữa ho long đờm, làm ấm cổ họng, giảm cơn đau, co thắt,…

Bài thuốc chữa ho từ quất hồng bì:

Nguyên liệu:

- 4-5 quả hồng bì tươi

- Đường phèn

Cách làm:

Cho quất hồng bì với đường phèn vào cái chén nhỏ rồi hấp cách thủy đến khi mềm. Chia làm 3 bữa trong ngày để ngậm và ăn. Nếu ho nặng (người lớn) có thể dùng lượng gấp đôi.

Trường hợp ho gà dùng bài thuốc:

Nguyên liệu:

-10g quả hồng bì

- 10g vỏ rễ dâu

- 10g cam thảo

Cách làm:

Cho tất cả các nguyên liệu trên với lượng nước vừa phải sắc uống trong ngày. Dùng liên tục từ 5 - 7 ngày.

Bạn cũng có thể dùng siro quất hồng bì với đường phèn để làm thuốc chữa ho dự trữ trong nhà để vì quất hồng bì chỉ có từ khoảng tháng 5 - 8 chứ không phải là loại quả quanh năm.

Nguyên liệu:

- 1kg quả quất hồng bì tươi

- 1kg đường phèn

- 1 lọ thủy tinh vừa phải

Cách làm:

Cần chọn loại quất hồng bì tươi ngon, quả to, mọng, để ướp. Dùng nước sôi để nguội rửa sạch quất hồng bì rồi để ráo. Sau đó cắt cuống hồng bì bằng kéo, tránh dùng tay bứt như lúc bạn ăn vì như vậy sẽ làm quả bị dập, nát.

Sau đó rải một lớp đường phèn xuống dưới đáy lọ rồi rải một lớp quất hồng bì lên, làm lần lượt đến lúc hết thì thôi.

Cuối cùng đậy nắp thật kín, để vào nơi thoáng mát cho đến khi lớp đường phèn tan hết là có thể dùng được.

Một số bài thuốc chữa bệnh khác từ quất hồng bì

Giải cảm, hạ sốt:

Dùng 30g lá quất hồng bì khô sắc uống cho ra mồ hôi là hết cảm, hạ sốt.

Giảm đau do viêm họng:

Ngậm 2-3 quả quất hồng bì với vài hạt muối. Ngậm 3-4 lần trong ngày. Cách này vừa giảm ho lại dịu họng rất tốt cho khí quản.

Kích thích tiêu hóa:

Rễ cây quất hồng bì 30g, rễ sử quân 20g, quả khế chua 20g. Các vị sao vàng, sắc đặc, chia uống nhiều lần trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày.

Chữa nôn mửa:

Quả quất hồng bị tươi nguyên vỏ nhai rồi nuốt dần sẽ giúp bạn hạn chế triệu chứng nôn mửa.

Giảm đau dạ dày:

Dùng hạt hồng bì khô, sao thơm, tán thành bột mịn hòa với nước hoặc rượu nhạt để uống. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 6 - 10g.

Trị gàu và làm đẹp tóc:

Sử dụng lá hồng bì nấu nước để gội đầu thường xuyên sẽ có mái tóc bóng mượt, chắc khỏe và không còn gàu.



Chia sẻ cho bạn bài thuốc: viêm phế quản

Thứ Sáu, 19 tháng 1, 2018

Vì sao không nên chủ quan triệu chứng viêm phổi ở người già


Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người thường quan tâm tới việc phòng tránh bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ hơn là người cao tuổi. Thế nhưng, thực ra viêm phổi ở người già lại dễ mắc phải hơn và có xu hướng tăng nặng kèm với biến chứng nguy hiểm.

 

Đông y điều trị bệnh: chữa bệnh hen

Nguyên nhân, triệu chứng viêm phổi ở người già là gì?
Theo quy luật tự nhiên, cơ thể con người dần bị lão hóa theo tuổi tác. Lão hóa ở đây không chỉ là vấn đề về xương khớp mà các bộ phận khác trong cơ thể chúng ta cũng trở nên suy yếu, khó chống đỡ với các tác nhân bên ngoài môi trường như vi khuẩn, virus,…tấn công. Đó cũng là lý do vì sao bệnh viêm phổi ở người già càng trở nên nguy hiểm khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh.

Nguyên nhân cụ thể dẫn tới chứng bệnh này ở các cụ là do:


Hệ thống miễn dịch kém: Các cụ già thường ăn ngủ kém hơn những lứa tuổi khác nên đa số thể lực rất yếu ớt dễ mắc bệnh viêm phổi.
Tình trạng sức khỏe kém: Người già thường có sẵn trong người các bệnh lý nan y như tim mạch, thận, tiểu đường, bệnh gan, giãn phế quản, xơ phổi, suy hô hấp hoặc nghiện rượu, nghiện thuốc lá,….Đó chính là nguy cơ cao bị viêm phổi.
Một trong những nguyên nhân viêm phổi ở người già nữa là do các vi khuẩn khu trú ở khoang miệng, rang hoặc xâm nhập từ môi trường bên ngoài theo đường hô hấp trên xuống đường hô hấp dưới là phổi. Các loại vi khuẩn chủ đạo gây bệnh viêm phổi là phế cầu, Hmophilus influenza, tụ cầu vàng, Moraxella,…
Hầu hết, dấu hiệu triệu chứng của bệnh viêm phổi ở người cao tuổi hết sức phức tạp, âm thầm. Bệnh thường khởi phát đột ngột không có biểu hiện gì cụ thể ngoài cảm thấy:

Khó chịu, sốt nhẹ từ 37,8°C - 38,5°C mà ít khi sốt cao tới 39°C kể cả khi viêm phổi nặng.
Lạnh, rét run khiến người già và người thân nhầm tưởng rằng do nhiệt độ cơ thể các cụ thay đổi thất thường.
Ho nhẹ, ho từng tiếng hoặc ho ngắn, ít xuất hiện đờm hay không nhiều đờm.
Thở nhanh hoặc khó thở, thở gắng sức, hít thở có tiếng ngay cả nằm nghỉ ngơi.
Đau tức ngực như có vật gì đè nén.
Do bệnh có những triệu chứng âm thầm nên các cụ già và người thân thường bỏ qua nhưng chỉ sau 5-7 ngày khi bệnh biểu hiện rõ rệt nghĩ ngay tới viêm phổi thì đã quá muộn vì bệnh đã nặng hơn, thậm chí gây biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như, mệt mỏi li bì, đi tiểu ít hơn, nhiều người còn bị trụy tim mạch,viêm thận, viêm phế quản phổi, áp xe phổi, hôn mê, u rê trong máu cao hoặc có thể chết nếu không phát hiện và điều trị sớm, nhanh chóng, đúng bệnh.

Nguyên tắc điều trị chứng viêm phổi ở người cao tuổi cũng như điều trị các bệnh nhiễm khuẩn khác ở lứa tuổi cao niên này là phải sớm - nhanh - mạnh - hiệu quả. Một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu đó là vấn đề chẩn đoán sớm viêm phổi ở người già.

Các biện pháp chẩn đoán chính xác mức độ viêm phổi nói chung và ở người già nói riêng là dựa trên:

cho-xem-nhe-trieu-chung-viem-phoi-o-nguoi-gia2
Chụp X-Quang chẩn đoán mức độ viêm phổi

- Hình ảnh chụp X-Quang phổi .

- Xét nghiệm hồng cầu, bạch cầu. Ngoài ra, các bác sỹ còn xét nghiệm đờm hay chất khạc để tìm vi khuẩn gây nên bệnh, tuy nhiên, phương pháp này ít được áp dụng do thời gian tìm kết quả lâu mà bệnh nhân cần điều trị sớm.

- Một phương pháp chẩn đoán bệnh viêm phổi ở các cụ già là điện tim. Kết quả điện tim được so sánh với kết quả điện tim làm trước đó.

Điều trị bệnh viêm phổi ở người cao tuổi như thế nào?
Sử dụng kháng sinh là lựa chọn hàng đầu để điều trị bệnh viêm phổi ở người già. Kháng sinh được sử dụng dựa trên nguyên tác là tùy theo vi khuẩn gây bệnh, kháng sinh đồ. Các loại kháng sinh thường dùng là nhóm penicillin, macrolid, aminoglycoside, phenicol,…

Mặt khác, các loại thuốc chống viêm, thuốc ho long đờm, giảm phế quản, thuốc trợ tim, các loại điện giải như dung dịch Nacl 9%, lactat, glucose 5%,… cũng được áp dụng để điều trị bệnh viêm phổi ở người già.

Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng chăm sóc người già bị viêm phổi cần chú ý tới cả lượng và chất. Cụ thể, chất đạm cần chú ý chính, đường, muối kháng, vitamin và mỡ thì đảm bảo bổ sung theo nhu cầu cơ thể. Người bệnh nên chia nhỏ các bữa ăn để dễ hấp thụ.

Cách điều trị bệnh: bệnh hen

Vậy có phòng được bệnh viêm phổi ở người già không?
Không chỉ là chứng bệnh viêm phổi mà các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, bệnh thận,… khác người cao tuổi hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng cách:

Thường xuyên rửa tay chân bằng xà phòng có độ sát khuẩn cao khi đi đại tiện, xì mũi, hắt hơi, trước khi ăn uống.
Người cao tuổi nên tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá vì đó là nguyên nhân gây phá hủy phổi, giảm chức năng hô hấp của cơ thể. Đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh lý viêm nhiễm khác.
Tránh tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, độc hại. Nên mang khẩu trang trước khi ra ngoài.
Giữ ấm cổ, ngực và bàn chân, bàn tay khi thời tiết chuyển lạnh.
Vệ sinh môi trường sống cho thoáng sạch, không có bụi bẩn.
Tiêm vac- xin cúm là cách phòng bệnh liên quan tới phổi.
Để người cao tuổi sống khỏe, sống có ích cho gia đình và xã hội thì việc phòng ngừa cũng như phát hiện kịp thời các triệu chứng để có hướng điều trị sớm-nhanh-chính xác là rất quan trọng. Do đó, khi có bất kỳ những triệu chứng trên người cao tuổi cần tới ngay cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa để được thăm khám và có hướng điều trị kịp thời

Thứ Năm, 18 tháng 1, 2018

Hỏi bác sĩ Tôi nên làm gì nếu vị ho dai dẳng

Nên làm gì khi ho dai dẳng?
Nguyên nhân và cách phòng chống: bệnh phổi tắc nghẽn
Ho dai dẳng, ho thành từng cơn, ho rát cả họng, khổ sở vì ho - là triệu chứng rất dễ gặp trong điều kiện môi trường sống có nhiều ô nhiễm, thời tiết ẩm ướt, thay đổi trạng thái từ lạnh sang nóng đột ngột... Vậy người bệnh cần phải làm gì để bệnh ho thuyên giảm?

Người ho có thể dùng chanh, quất trộn với mật ong để ngậm

1. Ho - vì sao, như thế nào?

Ho là một phát thở ra mạnh và đột ngột, là cơ chế tự vệ, sinh lý quan trọng để tống ra ngoài các dị vật ở phần trên của đường hô hấp có thể gây tắc đường thở. Ho cũng có thể là triệu chứng của một số rối loạn trong cơ thể. Người ta có thể chủ động ho, nhưng trong đa số trường hợp, ho xảy ra ngoài ý muốn và động tác này có tính chất phản xạ. Tuy nhiên, nhiều virut và vi khuẩn có thể truyền nhiễm từ người này sang người khác thông qua ho. Các nhà chuyên môn phân triệu chứng ho như sau:

+ Ho cấp: Là tình trạng ho xảy ra đột ngột, thông thường nhất là do hít phải bụi hoặc chất kích thích. Ho cấp cũng có thể do các nguyên nhân như: Do nhiễm khuẩn, viêm họng, viêm thanh quản, viêm tai, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi, tràn dịch màng phổi. Cũng có khi triệu chứng ho xuất hiện trong các bệnh dị ứng tai mũi họng và hen.

+ Ho thành cơn: Ho nhiều lần kế tiếp nhau trong một thời gian ngắn, điển hình là cơn ho gà, người bệnh ho liền một cơn, sau đó hít một hơi dài và tiếp tục ho nữa. Cơn ho kéo dài thường gây tăng áp lực trong lồng ngực, người bệnh có thể đau ê ẩm ngực, lưng và bụng do các cơ hô hấp co bóp quá mức.

+ Ho khan kéo dài: Là tình trạng ho không khạc ra đờm mặc dù người bệnh có thể ho nhiều, Tuy nhiên có người nuốt đờm hoặc vì không muốn khạc ra ngoài. Ho khan kéo dài cần chú ý đến, bệnh của thanh quản, viêm tai, viêm xương chũm mạn tính.

+ Ho có đờm: Là tình trạng người bệnh bị ho và cảm thấy nặng ngực, ho thường khạc ra chất nhầy và đờm. Bệnh nhân có cảm giác nghẹt thở và khó thở, mệt lả. Các triệu chứng thường tăng lên khi đi bộ và nói chuyện. Ho có đờm đa số nguyên nhân là do viêm phế quản mạn tính, cũng có khi là triệu chứng ho sau khi viêm họng, viêm mũi và viêm xoang. Ho khạc đờm nhiều kèm theo bội nhiễm luôn phải chú ý đến ung thư họng , thanh quản, thực quản, khí quản...

+ Ho ra máu: Là tình trạng ho khạc thấy máu xuất hiện kèm theo, có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. Đó có thể là một dấu hiệu của các bệnh viêm phổi cấp và mạn tính, ung thư phổi. Ho ra máu có thể xảy ra đột ngột trong lúc người bệnh cảm thấy khỏe mạnh hoặc sau khi hoạt động mạnh. Thông thường, 90% trường hợp ho ra máu là do bệnh lao đang tiến triển (nếu kèm ho kéo dài, sốt nhẹ, sút cân thì càng chắc chắn). Nếu ho ra máu chút ít lẫn trong đờm, tái phát một vài lần mà không có sốt hoặc sút cân cũng nên nghĩ đến bệnh lao.

 2. Cần làm gì khi bị ho?

Ho là cơ chế bảo vệ tốt của bộ máy hô hấp, đôi khi rất hữu ích nên phải tôn trọng. Trong trường hợp ho cấp dưới 3 ngày mà không có sốt, không kèm theo đau ngực, không khó thở, không khạc đờm máu, mủ thì không cần dùng thuốc.

Ho có thể chỉ là một triệu chứng gây khó chịu, nhưng cũng có thể biểu hiện một bệnh lý nghiêm trọng, đặc biệt với trẻ em và người cao tuổi. Người bệnh ho trên 5 ngày, bất luận là tình trạng ho thế nào thì cần phải đi khám ngay. Nếu ho kéo dài hơn 3 tuần, điều trị bằng thuốc không giảm, có kèm theo sốt, ho có đờm xanh, nâu gỉ, vàng, ho ra máu, thở nông hoặc đau ngực khi ho có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Đối với các bệnh nhân có tiền sử hen, lao phổi, huyết áp tăng, đau dạ dày, sụt cân nhiều, nên đến bác sĩ tìm nguyên nhân để điều trị tận gốc như: hen, viêm phế quản mạn, suy tim sung huyết, viêm phổi, lao phổi, viêm họng, viêm amidan, ung thư phổi...

Điều quan trọng nhất là phải phòng bệnh, nhất là vào ngày lạnh. Người bệnh cần luyện tập thể dục thể thao phù hợp, ăn uống hợp lý, vệ sinh răng miệng, rèn luyện tính thích nghi với thời tiết, khí hậu, tạo môi trường sống trong sạch  đó mới có hiệu quả thiết thực, lâu dài cho sức khỏe.

Bệnh nhân ho nên uống nhiều nước mỗi ngày, tránh ở môi trường khô và lạnh (nhất là điều hòa); tránh các yếu tố gây kích thích như khói thuốc, khói than, bụi, mùi khí lạ, phấn hoa, lông súc vật. không ăn uống đồ quá nóng gây kích thích vòm họng, giữ ấm cổ, ngực.

Người bị ho cấp, ho từng cơn và ho khan thể nhẹ có thể áp dụng các liệu pháp dân gian như: có thể sử dụng chanh và mật ong trộn lẫn hoặc pha chanh với mật ong vào nước ấm để uống giúp trị ho, viêm họng. Cách khác là có thể dùng quất và mật ong hấp lên để ngậm giúp trị ho mà không cần dùng thuốc./.


Mẹo nhỏ cho bạn: Viêm phế quản co thắt

Thứ Sáu, 12 tháng 1, 2018

Nguyên Nhân và triệu chứng của bệnh hen suyễn

Triệu chứng bệnh hen suyễn

bệnh hen suyễn là một bệnh lý có hai vấn đề chủ yếu xảy ra bên trong đường dẫn khí của phổi.


Đông y điều trị bệnh: Viêm phế quản co thắt

Co thắt phế quản: các cơ trơn phế quản siết chặt hay thắt chặt lại với nhau. Co thắt phế quản có thể gây cản trở không cho không khí được hít vào hay thở ra qua phế nang phổi.

Viêm đường dẫn khí: ở người bị hen suyễn đường dẫn khí của phổi luôn luôn bị viêm, trở nên sưng nhiều hơn và kích ứng khi bắt đầu có cơn hen. Sự sưng này chính là do viêm. Viêm có thể làm giảm lượng không khí mà người bệnh có thể hít vào hay thở ra khỏi phổi. Trong một số trường hợp, các tuyến nhầy trên đường dẫn khí tiết quá nhiều chất nhày đặc, và hệ quả là làm tắt nghẽn đường dẫn khí. Lúc này bệnh nhân có cảm giác ngộp thở dù đang ở nơi đầy không khí.

Sự co thắt và viêm đường dẫn khí đồng thời gây thu hẹp đường dẫn khí, có thể làm thở khò khè, co kéo – cò cữ, thắt chặt lồng ngực (tạo cảm giác “nặng ngực” hay “đau ngực” như một số bệnh nhân mô tả), hoặc thở hổn hển (khó thở). Ở người bị hen suyễn, đường dẫn khí bị viêm ngay cả khi không có những triệu chứng.

Triệu chứng bệnh hen suyễn:
Điều gì sẽ xảy ra đối với người bị bệnh suyễn không được kiểm soát? Tiếng rít nghe được khi thở? Ho? Nặng ngực? Khó thở? Đa số những người bị hen suyễn có một hay nhiều hơn những triệu chứng sau:

 Khò khè: tiếng rít thường nghe được khi thở ra. Tiếng rít này dễ dàng được nhận ra bởi bác sĩ khi khám bệnh hay thậm chí chính bệnh nhân cũng có thể nhận ra. Khò khè nghe như tiếng mèo rên hoặc ngày xưa ông bà ta thường gọi là tiếng “cò cử”.
Ho: ho có thể kéo dài và thường hay xảy ra. Ho cũng là dấu hiệu nặng của cơn suyễn ban đêm. Ho rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác. Đặc biệt ở Việt Nam, một số bệnh nhân bị ho do hen suyễn dễ được chẩn đoán nhầm là viêm phế quản, viêm họng hay thậm chí được chẩn đoán là ho lao (bản thân người viết đã gặp một số trường hợp người bị hen suyễn chỉ có biểu hiện là ho và đã được điều trị bằng thuốc lao). Một số bệnh nhân bị hen suyễn chỉ có biểu hiện duy nhất là ho, đặc biệt là nửa đêm về sáng.
Nặng ngực: cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặt
Khó thở: thở thấy khó khăn, đặc biệt là thở ra
Điểm cốt yếu của hen suyễn là, ngay cả khi người bệnh không để ý đến nó, viêm đường dẫn khí luôn đồng hành cùng bệnh nhân. Đường dẫn khí bị viêm dù đang có triệu chứng hen suyễn hay không có triệu chứng hen suyễn. Đó là lý do hết sức quan trọng rằng tại sao người bệnh phải điều trị dự phòng hen suyễn hàng ngày – ngay cả khi cảm thấy khỏe – do ngày càng có nhiều bằng chứng chứng minh rằng – nếu không được điều trị, hen suyễn có thể gây suy hô hấp mạn tính.
Nói chung, có hai loại thuốc để điều trị bệnh suyễn – thuốc dự phòng và thuốc cắt cơn nhanh (cũng còn gọi là “thuốc cấp cứu”). Các thuốc dự phòng, như corticosteroid dạng hít, được sử dụng hàng ngày để giảm viêm và ngăn chặn những triệu chứng xảy ra. Các thuốc cắt cơn nhanh được sử dụng để giảm co thắt các cơ trơn đường hô hấp trong cơn hen suyễn.

Dự phòng hen suyễn, ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân cần chú ý đến những thứ có thể gây kích ứng cơn hen suyễn được gọi chung là dị ứng nguyên. Chúng có thể là thực phẩm như bò, gà, đồ biển. Hoặc không phải thực phẩm như khói bụi (đặc biệt là khói thuốc lá), phấn hoa, dị ứng nguyên từ chó mèo, gián, nấm mốc, mạt nhà.
Đông y điều trị bệnh: bệnh hen

Phương pháp điều trị hen suyễn không dùng thuốc

Điều trị bệnh hen suyễn không dùng thuốc

Hen suyễn là một dạng điển hình của những triệu chứng bệnh lý mà y học cổ truyền gọi là khí nghịch. Hen suyển kéo dài thường dẫn đến suy nhược thần kinh, khiến người bệnh dễ căng thẳng, hay lo sợ, sức kháng bệnh kém, dễ bị cảm nhiểm. Ở người bệnh, dù trong cơn hen hoặc trong những lúc bình thường, khi có sự tác động tự nhiên của một người có trình độ khí công trung bình, bệnh biểu hiện rõ nét bằng những luồng khí liên tục chuyển từ Phế xuống Thận dù người chữa không cố ý điều chỉnh đường đi của kinh khí.

Đông y điều trị bệnh chữa viêm phế quản mãn tính



Đó chính là hiện tượng nạp khí về Thận của quá trình hồi phục tương ứng với quy luật khí hoá tự nhiên ở một người khoẻ mạnh. Giống như đối với hầu hết những triệu chứng rối loạn khí hoá khác, khí công và những phương pháp dưỡng sinh nói chung, đều đáp ứng rất tốt đối với bệnh hen suyển. Sau đây là một vài phương pháp đơn giãn.

Hít thở sâu
Hít vào đến bụng dưới, hơi phình bụng ra khi hít vào.Thở ra chậm, nhẹ và đều, từ từ ép sát bụng lại khi thở ra. Tuần tự từ hơi thở nầy đến hơi thở khác. Có thể thở ở bất cứ tư thế nào, ngồi xếp bằng, ngồi tựa lưng hoặc nằm xuống giường ; một bàn tay có thể đặt trên bụng dưới để cảm nhận rõ độ phồng lên và xẹp xuống của bụng theo hơi thở vô ra. Thưc hành thở trong những buổi tập từ 10 đên 15 phút lúc bụng trống hoặc thở mỗi lần một hoặc vài hơi bất cứ khi nào thấy thuận tiện. Hít thở sâu đến bụng dưới ngoài việc tăng cường nội khí còn có tác dụng trừ hư hoả, nạp khí về Thận.

Thì thở ra chậm và dài phối hợp với động tác ép sát bụng có tác dụng điều hoà thần kinh giao cảm, giúp điều hoà cảm xúc, tăng cường khí huyết ra ngoại biên, làm ấm người và nâng cao sức chịu đựng của cơ thể đối với những thay đổi của môi trường. Hít thở sâu còn có thể được phối hợp với phép quán. Nói chung tất cả những phương pháp khí công, thiền quán của phương Đông đều quan tâm đến hơi thở và gia tăng công năng khí hoá nên có thể giúp điều trị hen suyển. Riêng về phép quán, những nghiên cứu của Tiến sĩ Judith Green, giáo sư tâm lý học và phản hồi sinh học ở trường đại học Greeley Colorado cũng cho biết việc quán tưởng hình ảnh phế quản và những phế nang nở rộng, thông thoáng và đầy sinh lực sẽ giúp ích rất lớn cho việc cải thiện hen suyển. Theo ông, người bệnh chỉ cần thực hành quán tưởng vài phút mỗi lần và vài lần mỗi ngày.

Động tác cây gậy
Những động tác dưỡng sinh với cây gậy trên tay là một phương pháp dưỡng sinh quen thuộc hiện nay ở các sân tập dưỡng sinh. Đặc điểm của phương pháp là dùng một cây gậy dài khoảng 1,5m để giữ cân bằng trên hai tay, hoặc vươn thẳng hai cánh tay, hoặc tựa cây gậy trên hai bả vai để xoay chuyển thân mình theo các hướng khác nhau quanh thắt lưng hoặc quanh cổ. Qua đó, những động tác nầy đã tác động tích cực đến bệnh hen suyển. 1. Đứng dang chân, xuống tấn phối hợp với các động tác cúi, ngữa và quay người chung quanh thắt lưng nhằm chuyển trung tâm lực của cơ thể xuống Đan điền có tác dụng hoạt hoá huyệt Mệnh môn, giúp dẫn hoả quy nguyên, nạp khí về Thận. 2. Những động tác hít thở và vươn rộng cánh tay, vai giúp nở rộng lồng ngực để gia tăng hiệu suất của phổi. 3. Tựa cây gậy trên vai và xoay quanh cổ có thể giải toả những điểm ứ trệ khí huyết nơi ‘’vùng ngoan cố ‘’ ở bả vai thường ngăn trở việc giáng khí của những đường kinh dương. 4. Kích hoạt hai huyệt Đại chuỳ và Định suyển. Huyệt Đại chuỳ ở dưới đốt sống cổ thứ 7. Đại chuỳ là chỗ tụ hội của những đường kinh dương có công dụng giải biểu, giáng Phế khí. Huyệt Định suyển ở bờ ngoài gai đốt sống cổ thứ 7 đo ra khoảng nửa thốn. Định suyển là huyệt đặc trị bệnh hen suyển. Do đó bên cạnh tác dụng của một phương pháp dưỡng sinh để tăng cường lưu thông khí huyết và giữ gìn sức khoẻ, thực hành đều đặn bài tập cây gậy là một phương pháp rất hiệu quả để điều trị hen suyển.

Chế độ ăn uống
Hen suyển có liên quan đến các yếu tố gây dị ứng ở môi trường như khói, bụi, sơn, phấn hoa, thức ăn… Do đó, ngoài việc phòng tránh những yếu tố có thể gây dị ứng, luyện tập để nâng cao ngưỡng chịu đựng của cơ thể thì chế độ ăn uống cũng có ý nghĩa rất lớn đối với việc kiểm soát bệnh. Nên kiêng cử những thức ăn có thể gây dị ứng đối với cơ địa riêng của mỗi người. Cần ăn nhiều thức ăn có chứa vitamin C, magnesium và những acid béo Omega 3. Tiến sĩ Gary Hatch thuộc viện nghiên cứu môi trường ở Bắc Carolina cho biết ’’Có bằng chứng cho thấy việc thiếu vitamin C phối hợp với điều kiện không khí ô nhiểm làm gia tăng những trường hợp bệnh suyển, đặc biệt là đối với trẻ em.’’ Ông cũng nghiên cứu thấy ở những người bệnh suyển, lượng vitamin C trong cơ thể thường ít hơn 50% so với những người bình thường.

Vitamin C tự nhiên có nhiều trong các loại rau quả xanh. Rau quả xanh cũng có nhiều magnesium. Magnesium có tính năng cải thiện hoạt động của phổi qua tác dụng làm giãn các lớp cơ bao quanh khí quản. Ngoài ra các nhà khoa học cũng khuyên người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm có chứa những acid béo Omega 3 như các loại cá, các loại quả hạch, mè, hạt hướng dương, dầu cá thu, dầu lanh… Ngoài việc tăng cường sức miển dịch và một số lợi ích khác, những loại acid béo Omega 3 là một yếu tố chống viêm tự nhiên rất hữu ích cho những người có cơ địa dị ứng để ngăn chặn cơn hen và cải thiện chức năng hô hấp.

Đông y điều trị bệnh viem phe quan

Hỏi những người bị hen suyễn có bị duy truyền không

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh hen suyễn

Bệnh hen có di truyền không?
Bệnh hen có di truyền, ở một vài cá nhân, có tiền sử hen, chàm, viêm mũi dị ứng… trong gia đình.


Hỏi về cách viem phe quan co that
Thức ăn gây dị ứng có gây ra hen ?
– Có gây hen song tương đối ít gặp. Đặc biệt dị ứng với trứng (lòng trắng) hạt dẻ, đậu phọng… có thể rất nặng, thậm chí đe dọa tính mạng.

Bạn có thể làm gì để cải thiện hen của bạn ?
– Tránh các yếu tố gây khởi phát hen là quan trọng và có thể – Ở một số bệnh nhân làm giảm các triệu chứng và nhu cầu sử dụng kiểm soát môi trường trong gia đình bạn và nhất là tránh thuốc lá.

Hen có phải do nhiều khuẩn không ?

– Nhiễm siêu vi thường gây ra cơn hen hay đợt kịch phát. Không phải bao giờ ta cũng tránh và phòng được nhiễm siêu vi.

Bơi lội có lợi cho người hen ?
– Bơi lội là một hình thức tập luyện tốt.

Có thể phải ngừng tập luyện vì lên cơn hen ?
– Có một số người lên cơn khó thở khi tập luyện. Một trong những mục tiêu của điều trị hen là cho phép một cuộc sống bình thường với hạn chế tối thiểu. Hen do hoạt động thể lực có thể dự phòng hoặc giảm thiểu: nên dùng sallre tamol hoặc cromoglyrat Na vài phút trước khi vận động.

Bạn sẽ làm gì khi lên cơn hen ?
– Đây là nỗi lo âu của người hen. Sự lo lắng sẽ giảm với một kế hoạch hành động cho người hen mà thầy thuốc của bạn xây dựng riêng cho bạn. Bạn sẽ biết triệu chứng gì xảy ra thì dùng thuốc gì, bạn sẽ biết khi nào cần đến sự giúp đỡ của y tế.

Thuốc trị hen có lành không ? có an toàn không ?
– Thuốc trị hen do thầy thuốc chuyên khoa của bạn chỉ định thường an toàn hơn nhiều lần nếu không điều trị hay điều trị bất cập.
– Một số thuốc dự phòng như corticosteroid nếu dùng liều cao và kéo dài có thể có tác dụng phụ, nhưng nhìn chung, nguy cơ thấp và không bằng nếu điều trị không đủ liều. Khi hen đã ổn định, thầy thuốc của bạn sẽ giảm liều đến mức thấp nhất mà vẫn duy trì sự kiểm soát các triệu chứng và chức năng phổi bình thường.

Hen có phải là bệnh cả đời người ?
Đây là câu hỏi hay được đặt ra với bản thân người bệnh hay bố mẹ của trẻ hen.

Không, hen không phải là bệnh cả đời người:

– Có những đợt thoái triển hoàn toàn, người bệnh không có triệu chứng gì và cũng không phải dùng thuốc gì. Tần số thoái triển hoàn toàn – theo nhiều nghiên cứu của các tác giả trên thế giới – là 28-32%.
– Nhiều liệu pháp hữu hiệu để điều trị hen mãn tính (liệu pháp kháng viêm liên tục, liệu pháp cắt cơn) cho phép trong đa số trường hợp một sự kiểm soát hoàn toàn triệu chứng của người hen. Người hen có thể có giấc ngủ ngon không phải thức giấc về đêm. Người hen có thể có cuộc sống bình thường ngay cả khi vận động và duy trì chức năng thông khí bình thường.
Điều trị đúng, chắc chắn sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn.
Hỏi về cách hen tre em

Người bị bệnh hen nên kiêng làm những việc gì

Người bệnh hen nên và không nên làm gì?

Bệnh hen suyễn, hay còn gọi là bệnh suyễn, là bệnh do “tác nhân gây bùng phát” gây ra các triệu chứng hen suyễn hay cơn hen suyễn. Bất kể bạn bị loại hen suyễn nào, điều trị đúng cách có thể góp phần kiểm soát được căn bệnh. Bạn là bệnh nhân hoặc bố mẹ của bệnh nhi hen cần:

Chia sẻ cho bạn bài thuốc|Mẹo nhỏ cho bạn chữa viêm phế quản mãn tính


Hiểu được kế hoạch hành động về hen. Bất cứ một nghi ngờ thắc mắc gì thì đặt ra với bác sĩ của bạn.
Dùng thuốc đều đặn như toa thuốc đã hướng dẫn. Với bố mẹ bệnh nhi hen phải theo dõi sát sao việc sử dụng thuốc: đúng thuốc, đúng liều.

Loại bỏ các yếu tố gây hen, nhất là khói thuốc lá do nghiện ngập hay hút thuốc thụ động.
Định kỳ đến khám Bác sĩ để đánh giá lại hen, có thể tham gia Câu lạc bộ người hen, các phòng quản lý bệnh nhân hen để được hướng dẫn, chăm sóc và nâng cao các kiến thức về hen. Tốt nhất là nên đến khám định kỳ, thầy thuốc vẫn chăm sóc bạn, đã biết rõ độ nặng nhẹ của bệnh, hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp, môi trường sống của bạn.

Bạn có thể đến thăm, khám bệnh sớm hơn dự định nếu bạn có triệu chứng không đáp ứng với sự tăng liều thuốc như kế hoạch hành động hen của bạn đã chỉ dẫn.
Bạn có thể có lời khuyên đúng đắn về hen từ bác sĩ chuyên khoa của bạn chứ không phải từ bạn bè, thân thuộc hay hàng xóm. Hen của mỗi người khác nhau. Lời khuyên thích hợp với người này không nhất thiết có ích cho người khác.

Hỏi bài thuốcViêm phế quản co thắt

Người bị kho nên lưu ý và kiêng những gì

Kiêng những gì khi đang bị ho – lưu ý đặc biệt quan trọng.

Kiêng ăn gì khi bị ho
Hỏi:
Xin cho biết khi ho nên kiêng ăn những món gì? Có phải ho do bất cứ nguyên nhân gì cũng cần kiêng ăn trứng vịt, cá và các thức tanh khác…? Tôi ăn được mọi thức ăn hàng ngày, trừ gan các loại (như gan gà, vịt, lợn, bò…) vì thấy ngán. Có phải bởi sức yếu, hay tôi bị yếu bộ phận gì?
Ho_ co phai kieng an?

>> Những dấu hiệu căn bệnh khó chịu: bệnh hen


Trả lời:

Có rất nhiều nguyên nhân gây ho. Ho là phản ứng bình thường khi bộ máy hô hấp bị kích thích, như khi thở hít phải hơi hoá chất, khói bụi… Hoặc bị dị vật rơi vào đường thở như sặc nước, sặc thức ăn, vật lạ chui vào mũi, ngứa mũi… Thậm chí thành ngực bị nước lạnh kích thích cũng có thể gây ho. Về bệnh lý thì ho có thể do hen suyễn, do viêm nhiễm vi khuẩn, hoặc virus. Bởi vậy ai đó nói: ho do bất cứ nguyên nhân gì cũng cần kiêng ăn là không đúng.

Trả lời: 1Người bị ho không nên ăn tôm

Với tây y, người bị ho không cần phải kiêng ăn thứ gì. Chỉ riêng người bị ho do hen suyễn thì cần tránh những thức ăn mà người bệnh hay bị dị ứng gây ho nói riêng, lên cơn hen nói chung như trứng, tôm, cua, cá, sữa bò… Nếu không dị ứng thì không cần kiêng.

Nếu điều trị ho bằng Đông y thì việc kiêng khem tuỳ theo thang thuốc, vị thuốc. Ví dụ, đang uống thuốc trị chứng hàn thì phải kiêng thức ăn mát lạnh, hoặc dùng vị miết giáp thì kiêng bạc hà, bạch linh kiêng ăn giấm… Tuy nhiên, cần chú ý, hiện nay có nhiều lương y mới hành nghề, kinh nghiệm chữa trị còn ít, kiến thức về y lý Đông y hạn hẹp thường bắt kiêng khem quá nhiều thứ, kể cả những thứ đang rất cần cho cơ thể người bệnh.

Bạn không thức ăn các loại gan, đó là do yếu tố tâm lý (cũng như có người không ăn được thịt chó, trong khi người khác lại không ăn mắm tôm…), chứ không phải do suy yếu bộ phận nào đó của cơ thể.
>> Các thảo luận cùng chủ đề:|Những dấu hiệu căn bệnh khó chịu: viem phe quan

Món ăn nào cho người bị ho

Ăn uống với người đang bị ho

Ho nhiều, ho kéo dài, ho khan khiến rất nhiều người khó chịu, bởi đi kèm với nó là cảm giác ngứa họng, mất tiếng, bất tiện trong sinh hoạt đặc biệt là những người hay phải giao tiếp, gặp gỡ với đối tác hoặc khách hàng. Nhiều người đã uống thuốc nhưng tình trạng ho vẫn không thuyên giảm, khi đó bạn hãy kiểm tra lại chế độ dinh dưỡng của mình nhé, có thể bạn đã sử dụng một số thực phẩm làm tình trạng ho trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số lưu ý trong chế độ ăn uống dành người bị ho, bạn đọc có thể tham khảo.Viêm phế quản cấp


Người bị ho nên hạn chế ăn tôm, cua, cá biển, những thực phẩm này có thể làm tình trạng ho trở nên trầm trọng hơn

Một số lưu ý trong ăn uống với người đang bị ho
Theo lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng, người bị ho cần đặc biệt lưu ý hơn trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Theo đó, người đang bị ho không nên ăn một trong số các thực phẩm sau:

Không nên ăn đồ lạnh, cay. Vì những thực phẩm này có thể kích thích cổ họng khiến ho nặng hơn. Với những đồ được lưu trữ trong tủ lạnh, bạn nên bỏ chúng ra ngoài cho bớt lạnh rồi mới ăn.
Với trẻ nhỏ bị ho dị ứng thì không nên cho trẻ uống các đồ uống có ga, bởi nó có thể gây ra một số cơn ho kéo dài. Bạn cũng không nên cho trẻ ăn các thức ăn cay, nóng vì khi đang ăn cay mà ho bất ngờ trẻ dễ bị sắc và gây nguy hiểm.
Khi sử dụng vỏ quýt để trị ho, bạn cũng cần lưu ý thêm rằng, vỏ quýt có tác dụng tôt với người đang bị ho nhưng múi quýt thì ngược lại. Trong múi quýt có chứa cellulite khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn.
Dừa và mía cũng là những phẩm không tốt cho người đang bị ho, suyễn. Vi vậy, người đang bị ho nên hạn chế các thực phẩm này.
Nhiều người khuyên rằng cá, tôm, cua có không nên dùng khi bị ho.  Bởi hệ hô hấp dễ bị kích ứng do vị tanh của cá, chưa kể đến nhiều người bị dị ứng với hải sản nên cũng cần kiêng những thực phẩm này.
Người đang bị ho cũng nên kiêng ăn các đồ ăn quá mặn hay quá ngọt. Khi đang bị ho, nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm béo, ngọt, mặn sẽ khiến cơ thể bị bốc hỏa, làm cho triệu chứng ho nặng hơn.
Các thực phẩm chiên rán cũng không nên dùng khi bị ho. Thực phẩm nhiều mỡ làm tăng gánh nặng cho dạ dày làm cho tiêu hóa kém đi, từ đó dịch đờm tăng thêm nhiều hơn và bệnh ho càng lâu khỏi.
Vậy người đang bị ho nên ăn gì?
Khi đang bị ho, người bệnh có thể bổ sung một số thực phẩm dưới đây sẽ có tác dụng giảm ho cho nhưng trường hợp nhẹ:

Các món ăn nhiều nước, dễ tiêu.
Húng chanh. Lượng tinh dầu trong lá húng chanh có tác dụng kháng sinh với nhiều loại vi khuẩn, nhờ thế húng chanh được sử dụng nhiều trong các trường hợp bị ho, cảm cúm, khàn tiếng, viêm họng …
Cải củ. Thành phần chất dầu trong cải củ có tác dụng tốt trong các trường hợp bị ho, nôn ói, giúp tiêu hóa tốt. Chúng ta có thể sử dụng củ cải dưới dạng thuốc sắc, củ cải phơi đem sao vàng cho đến khi có mùi thơm rồi sử dụng.
Cải cúc. Cải cúc có tác dụng chữa ho. Để chữa ho người ta thường lấy khoảng 6g lá cải cục thái nhỏ, cho vào bát, thêm đường vừa đủ rồi hấp trong nồi cơm để nước tiết ra. Nước này chia thành nhiều lần và cho người bị ho uống trong ngày. Ngoài ra, nếu người bị ho nhiều ăn canh cải cúc cũng có tác dụng bớt ho.

>> Các thảo luận cùng chủ đề: hen trẻ em

Tâm sự bạn đọc


Tin Xem Nhiều