Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

Hen suyễn là gì?
Hiểu biết cơ bản về hen suyễn, còn gọi là bệnh hen suyễn, bao gồm hai thành phần chủ yếu là các triệu chứng của hen suyễn và sự xuất hiện thường xuyên của nó. (và nhớ rằng, nếu bạn có câu hỏi nào, hãy chia xẻ với bác sĩ của bạn). Trong phần thông tin này, bạn sẽ biết được những vấn đề cơ bản của hen suyễn bao gồm:






Nguyên nhân, phòng tránh hen suyễn 
Các bác sĩ chưa biết vì sao một số bé phát triển hen suyễn trong khi các bé khác lại không; hoặc vì sao hen suyễn ở bé tăng đáng báo động trong những thập niên cuối thế kỷ 20.
Triệu chứng của bệnh hen suyễn như thế nào?


Điều gì sẽ xảy ra đối với người bị bệnh suyễn không được kiểm soát? Tiếng rít nghe được khi thở? Căng lồng ngực? Đa số những người bị hen suyễn có một hay nhiều hơn những triệu chứng sau:

- Khò khè: tiếng rít thường nghe được khi thở ra. Tiếng rít này dễ dàng được nhận ra bởi bác sĩ của bạn hay chính bạn cũng có thể nhận ra.

- Ho: ho có thể kéo dài và thường hay xảy ra. Ho cũng là dấu hiệu nặng của cơn suyễn ban đêm. Ho rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác. Đặc biệt ở Việt Nam, một số bệnh nhân bị ho do hen suyễn được chẩn đoán nhầm là viêm phế quản, viêm họng hay thậm chí được chẩn đoán là ho lao. Một số bệnh nhân bị hen suyễn chỉ có biểu hiện duy nhất là ho, đặc biệt là nửa đêm về sáng.
- Nặng ngực: cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặc.
- Khó thở: thở thấy khó khăn, đặc biệt là thở ra.

Các triệu chứng này có thể xảy ra nếu bạn không điều trị hay điều trị không đúng bệnh hen suyễn của bạn, hoặc khi bạn tiếp xúc với chất kích ứng gây ra cơn hen suyễn của bạn. Hai yếu tố xảy ra trong đường dẫn khí của bạn để gây ra cơn hen suyễn là:

- Co thắt đường dẫn khí Các cơ quanh đường dẫn khí siết chặt hay thắt chặt lại với nhau. Sự co thắt này cũng còn gọi là “co thắt phế quản”, và có thể gây cản trở không cho không khí được hít vào hay thở ra tại phổi.

- Viêm đường dẫn khí Nếu bị bệnh suyễn đường dẫn khí ở phổi luôn luôn bị viêm, và trở nên sưng nhiều hơn và kích ứng khi bắt đầu có hen suyễn. Bác sĩ của bạn có thể gọi sự sưng này là “viêm”. Viêm có thể làm giảm lượng không khí mà bạn có thể hít vào hay thở ra khỏi phổi của bạn. Trong một số trường hợp, các tuyến nhầy trên đường dẫn khí tiết quá nhiều chất nhày đặc, và hệ quả là làm tắt nghẽn đường dẫn khí. Lúc này bạn có cảm giác ngộp thở dù bạn đang ở nơi đầy không khí.

Điểm cốt yếu của hen suyễn là đây: ngay cả khi bạn không để ý đến nó, viêm đường dẫn khí luôn đồng hành cùng bạn. Đường dẫn khí của bạn bị viêm dù bạn đang có triệu chứng hen suyễn hay không có triệu chứng hen suyễn. Đó là lý do hết sức quan trọng là tại sao bạn phải điều trị hen suyễn mỗi ngày – ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe – do ngày càng có nhiều bằng chứng chứng minh rằng – nếu không được điều trị, hen suyễn có thể gây suy hô hấp mạn tính.


Một số nguyên nhân của bệnh hen như sau:


  • Di truyền: Cha mẹ hoặc thành viên trong nhà có tiền sử hen suyễn thì các bé cũng dễ bị bệnh này. Nếu cha hoặc mẹ bị suyễn thì nguy cơ mắc bệnh cho bé là 1/3.
  • Sống ở đô thị: Những bé lười ra ngoài, ở nhiều trong nhà; sống trong vùng không khí chất lượng kém; sống gần nơi có lưu lượng xe cộ đông đúc dễ mắc hen suyễn.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp; thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá; thường xuyên tiếp xúc với hóa chất dùng trong nông nghiệp, làm tóc hoặc sản xuất.
  • Bé nhẹ cân hoặc tăng cân quá mức; mắc trào ngược dạ dày thực quản.
  • Các yếu tố gây dị ứng bao gồm phấn hoa, lông động vật, nấm mốc, phân gián, bọ ve trong bụi, nấm mốc...
  • Không khí lạnh, gió mưa thay đổi đột ngột.
  • Thuốc men: bao gồm thuốc aspirin và thuốc kháng viêm steroid.
  • Chất bảo quản trong thực phẩm: chất làm ngọt nhân tạo như Aspartame và phụ gia như sulfit có thể làm tăng nguy cơ hen suyễn ở bé.
  • Phản ứng dị ứng với thực phẩm: có thể bao gồm lạc, động vật có vỏ như sò, ốc và thậm chí cả trứng và sữa bò.
Nghiên cứu cho thấy, có đến 50-80% phát triển hen suyễn trước sinh nhật tuổi lên 3. Tuy nhiên, bé ở độ tuổi nào cũng có thể mắc hen. Nếu bạn thấy con mình thường xuyên thở khò khè, hãy đưa bé đi khám để chắc, bé có bị mắc hen suyễn hay không.

Phòng tránh bệnh hen.


Có nhiều cách để giảm nguy cơ hen suyễn cho bé ngay từ giai đoạn mang thai và bé sơ sinh:

  • Không khói thuốc lá: Không cho bé tiếp xúc với môi trường nhiều khói thuốc. Thậm chí, với những người hút thuốc thì quần áo, đầu tóc của họ còn vương khói thuốc cũng có thể gây nguy hiểm cho bé.
  • Ngay từ lúc mang thai, người mẹ cần tránh thuốc lá, rượu, chất gây nghiện.
  • Cố gắng giảm thiểu các yếu tố làm tăng cơn hen trong nhà: như bụi, nấm mốc, gián, lông động vật. Tránh để bé tiếp xúc với nước hoa, keo xịt tóc, sơn hoặc các chất tẩy rửa gia dụng.
  • Theo dõi cân nặng của bé: Nhiều nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa béo phì và bệnh suyễn ở mọi lứa tuổi nhưng tăng cân quá mức trong vài năm đầu đời khiến tỷ lệ mắc suyễn cao hơn.
(Tổng hợp intenrnet)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Tâm sự bạn đọc


Tin Xem Nhiều